Di Động Việt cùng MobiFone thúc đẩy lộ trình 'tắt sóng' 2G tại Việt Nam
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).Samsung sẽ cung cấp màn hình cho mẫu iPhone gập đầu tiên
Theo ông Trần Đình Trường, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Quảng Ngãi, tháp nước (còn được gọi là là thủy đài) cao gần 30 mét, được khởi công xây dựng từ năm 1959 và đưa vào sử dụng vào năm 1963. Tháp nước gồm hai phần là thân tháp đỡ và bể chứa nước. Công trình này mang kiến trúc Á Đông. Phần đỉnh tháp có chóp nhọn, mái lợp ngói âm dương và các đầu đao giả nhô ra như mái đình, chùa. Trải qua hơn 60 năm, tháp nước nằm ở trung tâm TP.Quảng Ngãi vẫn sừng sững như chứng nhân lịch sử của bao thăng trầm ở vùng đất này. Tháp nước cũng là biểu tượng thân thương với nhiều thế hệ người Quảng Ngãi.
Khối ngành xã hội nhân văn có những ngành học nào 'hot'?
Theo đó, Sở Y tế tỉnh Gia Lai chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp tiếp tục nắm bắt toàn bộ thông tin về vụ việc nhóm người hành hung nhân viên y tế xảy ra tại trạm chiều 11.2; tổ chức thăm hỏi động viên cán bộ y tế có liên quan và điều hành đảm bảo hoạt động của trạm trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; tăng cường tuyên truyền giáo dục cho cán bộ y tế về việc thực hiện nghiêm đạo đức nghề y. Đồng thời, động viên tinh thần làm việc vì bệnh nhân phục vụ, không hoang mang dao động trước vụ việc. Sở Y tế tỉnh Gia Lai cũng chỉ đạo Trạm y tế xã Kon Thụp và những người có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng giải quyết vụ việc theo thẩm quyền và xử lý đúng quy định của pháp luật.Ông Nguyễn Hoàng Quân, Trạm trưởng Trạm y tế xã Kon Thụp, cũng có tường trình gửi lãnh đạo Trung tâm y tế H.Mang Giang về vụ việc nhân viên y tế bị hành hung.Theo tường trình, chiều 11.2, ông Quân trực tại Trạm y tế xã Kon Thụp một mình và được phân công nhiệm vụ kiểm tra sức khỏe cho thanh niên lên đường nhập ngũ lúc 19 giờ cùng ngày (sáng 12.2, các thanh niên lên đường nhập ngũ). Tranh thủ lúc không có bệnh nhân, ông Quân chạy về tắm rửa và lấy máy đo huyết áp ở nhà lên trạm để kiểm tra cho nhanh, do số lượng thanh niên đông.Khi ông Quân vừa về đến nhà, khoảng 17 giờ 53 ngày 11.2, có 2 bệnh nhân (bị ngã cầu thang bên nhà văn hóa xã) có mùi rượu bia được một vị lãnh đạo xã Kon Thụp đưa đến trạm.Do không thấy người, vị lãnh đạo xã này gọi y sĩ L.T.T.T, nhân viên Trạm y tế xã Kon Thụp và sau đó gọi cho ông Quân đến để xử lý vết thương cho bệnh nhân.Khi đến Trạm y tế xã Kon Thụp, ông Quân thấy vị lãnh đạo xã và 3 người khác. Lúc này, vị lãnh đạo xã ra về, ông Quân nói người nhà đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu để xử lý vết thương. Trong thời gian ông Quân đang xử lý vết thương, y sĩ L.T.T.T có đến trạm hỗ trợ ông Quân (chiều 11.2 không phải ca trực của bà T.).Nhận thấy bệnh nhân Lệ có vết thương vùng cằm, kích thước 1cm x 2cm và vết thương vùng sau đầu sưng to, chảy máu, kích thước 5cm x 6cm, ông Quân tiến hành băng ép vùng đầu và giải thích với vết thương vùng đầu nên đi tuyến trên chụp chiếu, kiểm tra, ở tuyến xã chỉ sơ cứu ban đầu. Còn 1 bệnh nhân tên Lê có vết xước vùng mu bàn tay phải cần rửa vết thương.Khi ông Quân băng vết thương và giải thích chuyển tuyến trên để kiểm tra, bệnh nhân Lệ chửi cả ông Quân và bà T.Bà T. cự cãi lại thì hai bên xảy ra xô xát. Một bệnh nhân đạp bà T. ngã xuống đất và 1 người không bị thương cầm cây lau sàn nhà đập vào bà T. Ông Quân can ngăn nên nhóm 3 người lên xe bỏ đi.Đến khoảng 18 giờ 35 ngày 11.2, công an đưa các bệnh nhân nói trên lại Trạm y tế xã Kon Thụp. Lúc này, ông Quân lại giải thích vết thương ở đầu nên đi kiểm tra và băng bó. Các bệnh nhân đồng ý, ông Quân khâu vết thương vùng cằm vùng sau đầu cho một bệnh nhân.Công an xã Kon Thụp cũng đã làm việc với những người liên quan để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Bước đầu, lực lượng công an xác định nhóm người hành hung nhân viên y tế nói trên là công nhân đang xây dựng một công trình trên địa bàn xã Kon Thụp. Như Thanh Niên thông tin, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh 3 người đàn ông lao vào hành hung một phụ nữ, thu hút nhiều lượt bình luận và chia sẻ. Lãnh đạo Trạm y tế xã Kon Thụp xác nhận người bị hành hung là bà L.T.T.T, nhân viên y tế của đơn vị này.
Ngày 18.2, tại kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội đã thông qua các nghị quyết tổ chức các cơ quan của Quốc hội, số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.Theo đó, tổ chức mới của Quốc hội gồm Hội đồng Dân tộc và 7 ủy ban, giảm 4 ủy ban so với hiện nay, gồm: Ủy ban Pháp luật - Tư pháp; Ủy ban Kinh tế - Tài chính; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy ban Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại; Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường; Ủy ban Dân nguyện - Giám sát; Ủy ban Công tác đại biểu.Về số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua 19 người, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 phó chủ tịch Quốc hội, 12 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng 1 người so với hiện tại.
CEO PNJ Lê Trí Thông tiếp tục ngồi ghế nóng ‘Cơ hội cho ai mùa 3’
Ngày 8.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM tiếp nhận và đưa về cứu hộ một con khỉ cụt đuôi do người dân trên địa bàn H.Bình Chánh bàn giao.Ông Nguyễn Văn Trung (ở xã Tân Nhựt, H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, con khỉ trên ông được một người tặng vào năm 2024. Khi đó, con khỉ đã có đặc điểm bị cụt đuôi. Trong quá trình nuôi, ông Trung thấy khỉ bị nhốt trong chuồng nên tội nghiệp. Ông Trung đã liên hệ kiểm lâm để bàn giao, mong muốn thả khỉ về lại tự nhiên.Đến tiếp nhận, kiểm lâm xác định đây là khỉ đuôi dài, giới tính đực, nặng khoảng 4,6 kg, tên khoa học là Macaca fascicularis, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Khỉ đuôi dài trên có có đặc điểm cụt đuôi.Kiểm lâm sau đó đã gây mê con khỉ, đưa về Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi (TP.HCM) để chăm sóc sức khỏe, cứu hộ theo quy định. Trước đó, ngày 4.3, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 42 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên.Theo đó, số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm: mèo rừng, rùa núi vàng, rùa ba gờ, rùa răng, rùa đất lớn, rùa cổ sọc, tê tê Java, trăn gấm, trăn đất, khỉ đuôi lợn, kỳ đà hoa.Số động vật hoang dã này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về Vườn quốc gia Chư Yang Sin.